Bạn cần biết

Các cấp độ tài trợ của Nike

  • 2022-06-07 07:54:00
  • 3036

Cùng tìm hiểu về mô hình tài trợ kim tự tháp của Nike đối với các đội bóng mà Nike đang cung cấp trang phục dụng cụ thi đấu

Nike là một trong những công ty sản xuất đồ thể thao lớn nhất thế giới cùng với những gã khổng lồ Adidas và Puma. Đối với việc tài trợ cho các đội bóng, Nike chia ra làm 4 cấp độ mà họ trực tiếp là Elite (ưu tú), Premium (cao cấp), Standard (tiêu chuẩn) & Third Party (bên thứ ba). Ngoài ra còn có cấp độ thứ năm No Contract, mà Nike không chịu trách nhiệm - các đội tự mua đồ của Nike sản xuất. Cùng xem mô hình hoặt động tài trợ cho các đội bóng đá của Nike với cấp độ câu lạc bộ:
Các cấp độ tài trợ của Nike
1) Elite teams (Đội Ưu tú) - 10 Câu lạc bộ:
Nike Elite Teams ở đẳng cấp cao nhất của Nike, các đội này được Nike thiết kế riêng trang phục phù hợp với truyền thống của câu lạc bộ. Họ bao gồm những gã khổng lồ như Barca, Liverpool và PSG nhưng cũng có những đội như Roma, Inter và Leipzig nhưng số tiền tài trợ và tiếp thị cho các đội này sẽ kém hơn một chút nhưng phù hợp với thứ hạng của họ. Đội hình Nike Elite Teams gồm Atletico, Barcelona, ​​Chelsea, Galatasaray, Inter, Leipzig, Liverpool, PSG, Roma và Tottenham.
Các cấp độ tài trợ của Nike
2) Premium teams (Đội cao cấp) - Hơn 20 câu lạc bộ
Nike Premium teams sẽ phải cấp nhận các thiết kế của Nike dựa trên các dòng phôi áo của Nike, nhưng hầu hết các câu lạc bộ chỉ được Nike thiết kế dạng này cho áo sân nhà và sân khách, riêng áo thứ ba sẽ phải dùng các dòng phôi áo của Nike và gắn logo câu lạc và logo nhà tài trợ lên áo. Các áo tập luyện trước trận đấu được và các dụng cụ tập luyện cũng được Nike chủ động cung cấp. Nike Premium teams ví dụ như Eintracht Frankfurt, Zenit, Hertha BSC, Sanfrecce Hiroshima, Steaua Bucharest, Venzia, Corinthians, Spartak, Sparta Prague, Ferencvaros, Club America...

3) Standard teams (Đội tiêu chuẩn) - khoảng vài chục câu lạc bộ
Nike Standard teams có hợp đồng trực tiếp với Nike nhưng không nhận được thiết kế riêng, họ chủ yếu nhận trang phục với thiết kế của Nike bằng cách sử dụng các phôi áo và gắn thêm logo lên áo. Nike Standard teams Ví dụ như FC Sevilla, Young Boys, Brighton, Maccabi Haifa, Vitesse, Utrecht...

4) Third Party (Đội bên thứ ba) - vài trăm câu lạc bộ
Các đội bên thứ ba không có hợp đồng trực tiếp với Nike mà sẽ có hợp đồng với bên thứ ba, đây là những công ty quản lý hợp đồng cho Nike ở các quốc gia đó. Những đội này không nhận được bộ trang phục riêng nào từ Nike. Các giao dịch của bên thứ ba thường do các nhà bán lẻ ở địa phương quản lý. Ví dụ, nhiều hợp đồng với Nike ở Đức được quản lý bởi 11teamsports, trong khi các giao dịch của các đội bóng Anh cho các đội như Birmingham & Portsmouth do Just Sport quản lý. Nike chỉ cung cấp các phôi áo cho bên thứ ba để họ thiết kế hoặc điều chỉnh và cho ra trang phục cho các đội mà bên thứ ba đó có trách nhiệm quản lý. Nhờ vậy Nike sẽ giảm tải được việc quản lý quá nhiều câu lạc bộ nhưng vẫn bảo đảm duy trì được mạng lưới tài trợ rộng khắp của mình. Nike Third Party ví dụ như FC Augsburg, Hansa Rostock, Bochum, 1860 München, Birmingham, Portsmouth, Livingston, FC Eindhoven... Ngoài ra các sản phảm ở teams này sẽ không được bán ở cửa hàng hoặc store online của Nike mà chỉ được bán qua kênh của bên thứ ba.

5) No contract teams (Đội không thuộc Nike) - vài trăm nghìn câu lạc bộ
Các đội này không phải do Nike tài trợ, họ chỉ mua trang phục và dụng cụ của Nike về sử dụng
Các cấp độ tài trợ của Nike
Đối với đội tuyển quốc gia thì Nike cũng chia ra cấp độ quản lý theo mô hình kim tự thấp như cấp câu lạc bộ, tuy nhiên họ không tiết lộ chính thức các cấp độ này vì lý do nhạy cảm về chính trị. Tuy nhiên người hôm mộ cũng có thể thấy một số đội thuộc Nime Elite teams cấp độ đội tuyển như Mỹ, Anh, Nigeria, Hàn Quốc & Bồ Đào Nha.
Các cấp độ tài trợ của Nike

Bài viết được biên soạn lại từ thông tin của footyheadlines.com


Tin mới hơn







Tin cũ hơn